HIỂU ĐÚNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
Để đối phó với khủng hoảng tài chính, các nhà điều hành đã khởi động lại chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM). Năm 2007, các định chế tài chính đã thực hiện nghiệp vụ xóa gần 400 tỉ USD nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán. Năm 2008, các chính phủ đã công bố những gói kích thích kinh tế trị giá hàng ngàn tỉ USD nhằm phục hồi tính thanh khoản của thị trường.
Tuy nhiên, đó chỉ là các biện pháp nhất thời và mang tính đối phó. Để việc quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp phải xem đây là hoạt động thường xuyên và lưu ý 3 vấn đề được đề cập dưới đây.
Chuyển giao rủi ro không có nghĩa là đã loại bỏ được rủi ro
Những năm đầu thập niên 1970, các doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro chỉ đơn giản bằng cách mua bảo hiểm. Sau này, với sự phát triển của các sản phẩm tài chính, các công ty đã thực hiện bảo hiểm rủi ro bằng cách tham gia các hợp đồng tương lai (futures) và quyền chọn (option). Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ tài chính thường làm các nhà điều hành bị động trước các rủi ro trên thị trường hoặc lầm tưởng đã loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Thực chất của việc tham gia vào các hợp đồng tương lai hay mua bán quyền chọn là chuyển rủi ro từ doanh nghiệp sang các định chế tài chính và thị trường.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện bảo hiểm rủi ro tỉ giá bằng một hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, ngân hàng này sẽ lập tức thực hiện mua bán hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ và kỳ hạn trên thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường tài chính quốc tế để hạn chế rủi ro cho mình.
Cứ như thế rủi ro không mất đi mà được lưu chuyển trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, ngân hàng và thị trường tài chính. Trong trường hợp xấu nhất là thị trường tài chính khủng hoảng, có khả năng các hợp đồng tương lai không thực hiện được. Và như thế, mục tiêu ban đầu của công ty là tránh rủi ro về biến động tỉ giá cũng không...